ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM 2021
Ngành: Công tác xã hội Trình độ trung cấp
Môn: Bạo lực gia đình
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
- Đáp án, thang điểm
Câu | Nội dung cần trả lời | Điểm |
1 | Khái niệm bạo lực gia đình :
Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Như vậy, các yếu tố cấu thành Bạo lực gia đình là: – Hành vi cố ý – Đã hoặc sẽ gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế – Phạm vi là quan hệ trong gia đình Các hành vi cụ thể được coi là hành vi bạo lực gia đình: – Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; – Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; – Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; – Cưỡng ép quan hệ tình dục; – Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; – Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; – Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; – Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. |
6,0 |
2 | * Nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo lực của người chồng
Sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ. Việc người chồng thường xuyên sử dụng bạo lực đối với người vợ, nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sẽ dễ hình thành ở người chồng một thói quen sử dụng bạo lực đối với vợ và mức độ sẽ ngày càng tăng, dẫn đến rất nhiều hậu quả mà chúng ta không lường trước được. * Nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ |
4,0 |
Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế và còn cam chịu. Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai” hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, danh dự gia đình… Chính những suy nghĩ này của người vợ dẫn đến việc rất nhiều vụ bạo hành mà chính họ là nạn nhân khi được cộng đồng xã hội phát hiện ra thì đã rất muộn màng.
Một điều rất quan trọng nữa chính sự cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại là sự tiếp tay cho nạn bạo lực có cơ hội cơ hội tồn tại và gia tăng. * Nguyên nhân về mặt xã hội Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn bạo lực gia đình là do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Trong rất nhiều gia đình, sự phân công vị thế và vai trò của người phụ nữ vẫn còn mang tính truyền thống. Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng nói trong gia đình, vì vậy, họ luôn là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình do người chồng gây ra khi có mâu thuẫn hay xung đột. * Nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước Chưa xây dựng được phương án điều tra thực trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng > Việc thiết lập và vận hành cơ chế phòng chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả > Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực từ ngày 01/0702008, nhưng việc thực hiện vẫn còn khó khăn > Còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. |
||
Tổng: | 10 |
—————————————-
–