Câu 1. Trình bày một số kĩ thuật đọc diễn cảm?
Gợi ý
- Đọc đúng :
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác ko có lỗi. Yêu cầu của đọc đúng trước tiên phải là phát âm đúng,rõ ràng các âm vị, âm tiết tiếng Việt.
– Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị PÂĐ trong TV
– Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị nguyên âm trong TV
– Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị âm cuối trong TV
– Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị thanh điệu trong TV
Yêu cầu đọc đúng chính âm là cách đọc phân biệt sự khác nhau giữa các âm vị , âm tiết TV, là cách đọc thống nhất với cách viết chính tả hiện hành.
2 Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu & sự kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố ngoài ngôn ngữ để biểu đạt đúng nội dung bài đọc & hướng tới người nghe. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao & chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng & lưu loát.
Kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc :
1 Đọc ngắt giọng:
– Ngắt giọng khi đọc căn cứ vào dấu câu ( gọi là ngắt giọng lôgíc)
Khi viết, dấu câu có các chức năng ngữ pháp khác nhau. Khi đọc, các chức năng ngữ pháp của dấu câu được thể hiện bằng ngữ điệu đọc, bằng cách đọc ngắt nhịp khác nhau tại vị trí các dấu câu. Ngắt giọng lôgic hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa & quan hệ giữa các từ.
Ngắt giọng biểu cảm: Là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Đó là những chỗ lắng , sự im lặng có tác dụng truyền cảm góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.
Đối với thơ ca, vần điệu & tiết tấu là một đặc trưng nổi bật làm cho thơ rất gần với âm nhạc. Vì vậy, khi đọc thơ ca, người đọc phải rất chú ý tới tiết tấu nhịp điệu của thơ.
Việc ngắt giọng không đúng chỗ sẽ làm cho câu văn, câu thơ trở nên vô nghĩa.
a.2 Kĩ năng đọc nhấn giọng:
Trong văn bản có những từ ngữ, câu có giá trị ngữ nghĩa nổi bật hơn, khi đọc cần thể hiện bằng ngữ điệu đọc nhấn giọng hơn ( cường độ đọc mạnh hơn, âm lượng đọc to hơn )
Cường độ đọc có giá trị diễn cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang (cường độ lớn , cao độ cao) / lắng giọng ( cường độ yếu , cao độ thấp ).
a.3. Kĩ năng điều chỉnh âm lượng & tốc độ đọc:
– Âm lượng cần đủ nghe, phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau.
– Tốc độ : phù hợp với nội dung cụ thể của văn bản.
a.4. Kĩ năng thay đổi ngữ điệu đọc :
– Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi loại câu chia theo mục đích nói đều có những đặc điểm ngữ nghĩa & ngữ pháp khác nhau nên ngữ điệu đọc cũng khác nhau.
– Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự hòa đồng của chỗ ngừng, tốc độ, cường độ, cao độ… tạo nên âm hưởng của bài đọc.
- Kĩ năng biểu cảm thông qua các yếu tố ngoài ngôn ngữ:
Các yếu tố này đi kèm với ngữ điệu đọc sẽ tác động vào cả thính giác & thị giác của người nghe.
- Kĩ năng đọc các thể loại văn bản khác nhau
Mỗi loại văn bản có những đặc trưng riêng về nội dung & cấu trúc . Việc đọc mỗi loại văn bản vì thế cũng có những đặc điểm riêng.
Câu 2. Trình bày vài nét về đặc sắc của thơ truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non?
Gợi ý
+ Thơ truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non thường ngắn gọn, rõ ràng
Sự ngắn gọn kh«ng chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ.
- Truyện thường có kết cấu đối lập, tương phản giúp cho trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Thơ thường gần với lối thơ vần vè dân gian, phổ biến là 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc lục bát, kết hợp với những hình ảnh, nhạc điệu, vần điệu.
+ Thơ truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non thường được sử dụng từ ngữ rất chọn lọc, giản dị, trong sáng, dễ hiểu
Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, động từ, tính từ miêu tả & chỉ màu sắc…tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, vừa tác động mạnh mẽ đến nhận thức & tư tưởng tình cảm của trẻ.
+ Yếu tố truyện trong thơ & yếu tố thơ trong truyện
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho các em. Có nhiều bài thơ tác giả kể lại một sự việc, một hiện tượng. Qua lối kể vần vè các tác giả giúp cho các em nắm bắt được nội dung bài thơ; yếu tố thơ trong truyện như một chất xúc tác làm cho câu chuyện có thêm sức hấp dẫn.