Câu 1. Các cách tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tạo hình?
Gợi ý
* Tổ chức
-Chăng dây để treo, dính một số bài trên bảng hoặc bày sản phẩm ( có khá, trung bình, yếu mà giáo viên đã “ để ý” ở hoạt động 2 ).
-Cho trẻ cầm bài ngang ngực, đứng trước lớp.
-Chăng dây, treo bài xung quanh lớp cho trẻ tự xem.
-Có thể tổ chức đánh giá khác nhau: theo nhóm, theo nội dung hoặc loại bài ( xé, dán, nặn,…).
-Thông qua trò chơi tạo hình, sắm vai.
* Hướng dẫn đánh giá có thể là:
-Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét.
-Yêu cầu trẻ tìm ra các bài hoặc sản phẩm mà mình thích, tự nhận xét và xếp loại theo ý riêng.
-Giáo viên bổ sung và động viên khen ngợi trẻ.
Lưu ý:
- Các sản phẩm đẹp của trẻ cần lưu giữ để làm đồ dùng dạy – học và trưng bày ở góc lớp. Các bài vẽ xé, dán có thể trang trí ở lớp, ở hành lang của trường.
- Sản phẩm tạo hình nên giới thiệu với cha mẹ trẻ vào các dịp thuận lợi.
Câu 2. Trình bày kế hoạch khung tổ chức hoạt động tạo hình?
Gợi ý
Từ chương trình chung, trường mần non và giáo viên còn lập kế hoạch hoạt động tạo hình một cách cụ thể, chi tiết có tính lâu dài, định hướng cho từng thời gian, đó là kế hoạch khung,
Kế hoạch khung bao gồm:
-Thời gian cho từng chủ đề, từng hoạt động.
-Nội dung chương trình ( chủ điểm, chủ đề ).
-Hình thức và phương pháp tổ chức:
+ Loại hình của hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn,… ).
+ Hình thức thể hiện ( bài dạy trên lớp hay tham quan …).
+ Quy mô hoạt động ( trên tiết học hay theo nhóm )
+ Môi trường hoạt động ( trong lớp hay ngoài lớp ).
-Yêu cầu cần đạt :
+ Bồi dưỡng khả năng cảm nhận.
+ Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
+ Bồi dưỡng khả năng tìm tòi, sáng tạo.
+ Nâng cao năng lực đánh giá, nhận xét cho trẻ.
-Phối hợp hoạt động tạo hình với các hoạt động khác.
Lưu ý: Phần chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên tham khảo ở chương trình cụ thể và các tài liệu khác để nắm được những vấn đề chung của hoạt động tạo hình.