ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Ngành: Giáo Dục Tiểu Học Thời gian: 30 phút
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Câu 1. Môn Đạo đức cần hình thành và phát triển những năng lực đặc thù gì? (6 điểm)
* Nêu được ý 1: Năng lực điều chỉnh hành vi (2 điểm)
Năng lực điều chỉnh hành vi gồm 3 năng lực cụ thể (nhận thức chuẩn mực hành vi; đánh giá hành vi của bản thân và người khác; điều chỉnh hành vi) với những yêu cầu cần đạt sau:
Nhận thức chuẩn mực hành vi (0,5đ)
– Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
– Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.
– Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác (0,5đ)
– Nhận xét được tính chất đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt.
– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác.
Điều chỉnh hành vi (1 điểm)
– Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ỷ lại người khác.
– Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.
– Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí.
* Nêu được ý 2: Năng lực phát triển bản thân (2 điểm)
Năng lực phát triển bản thân gồm 3 năng lực cụ thể (tự nhận thức bản thân; lập kế hoạch phát triển bản thân; thực hiện kế hoạch phát triển bản thân) với những yêu cầu cần đạt sau:
Tự nhận thức bản thân (0,5đ)
Nhận biết được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân.
Lập kế hoạch phát triển bản thân (0,5đ)
– Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, cách lập kế hoạch cá nhân.
– Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân.
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân (1 điểm)
– Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân.
– Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân.
* Nêu được ý 3: Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội (2 điểm)
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội gồm 2 năng lực cụ thể (tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội; tham gia hoạt động kinh tế – xã hội) với những yêu cầu cần đạt sau:
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội (1 điểm)
– Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu,…
– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân.
– Nhận biết được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền.
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội (1 điểm)
– Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề đơn giản, phù hợp với lứa tuổi về đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
– Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn.
– Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức
Câu 2. Hãy phân tích tầm quan trọng giáo dục đạo đức cũng như vai trò của người giáo viên trong nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhà trường. (4 điểm)
* Nêu được ý 1: Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em (2 điểm)
– Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng đẻ bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người.
– Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ, nhân đạo, dân chủ. → Coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành người công dân có ý thức trách nhiệm, tinh thần, tác phong khoa học và công nghệ, tự chủ, năng động, sáng tạo.
* Nêu được ý 2:. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển của trẻ (2 điểm)
– Giáo dục đạo đức góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện → Rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ nhỏ.
– Nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường tiểu học là cung cấp, rèn luyện, hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết, tính toán…
– Giáo dục đạo đức là một trong các con đường quan trọng để hình thành kỹ năng giao tiếp có văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ. Trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
———/——–