Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ- Bảo quản thuốc và Thiết bị y tế

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

    MÔN: Bảo quản thuốc và Thiết bị y tế

   Ngành:  Dược Sĩ                                               Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Có mấy nguyên nhân làm hư hỏng dụng cụ thủy tinh

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2. Độ cứng thủy tinh ngang với

  1. Thép
  2. Đồng
  3. Cao su
  4. Sắt

Câu 3. Tỷ trọng thủy tinh thay đổi từ

  1. 1,2 – 7
  2. 2,2 – 7
  3. 3,2 – 7
  4. 4,2 – 7

Câu 4. Đặc tính cơ học của thủy tinh

  1. Cứng, giòn, đàn hồi tốt, dễ vỡ
  2. Cứng, giòn, đàn hồi kém, dễ vỡ
  3. Cứng, dai, đàn hồi tốt, dễ vỡ
  4. Cứng, dai, đàn hồi kém, dễ vỡ

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi sử dụng dụng cụ thủy tinh

  1. Thuốc bột, thuốc viên, thuốc nước có thể sử dụng dụng cụ thủy tinh thường
  2. Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt phải sử dụng dụng cụ thủy tinh tính acid
  3. Sấy khô hoặc đun nóng các dụng cụ thủy tinh đo lường để tiệt trùng dụng cụ
  4. Khi dùng dụng cụ thủy tinh để đun nấu không nên dùng lưới amian

Câu 6. Phương pháp xử lý dụng cụ thủy tinh là SAI khi thủy tinh bị mốc, mờ, ố bề mặt

  1. Ngâm trong dung dịch acid, kiềm hoặc muối loãng
  2. Dùng bột calci carbonate xoa nhẹ lên bề mặt thủy tinh
  3. Dùng giấy bìa cứng lau sạch bề mặt thủy tinh
  4. Rửa thủy tinh bằng xà phòng

Câu 7. Các dụng cụ thủy tinh nào dễ bị nhiễm nấm mốc nhiều hơn

  1. Thủy tinh acid
  2. Thủy tinh kiềm
  3. Thủy tinh trung tính
  4. Thủy tinh thạch anh, thủy tinh quang học

Câu 8. Hóa chất có tính kiềm tác động như thế nào cho thủy tinh

  1. Tác dụng với lớp natri silicate trên bề mặt thủy tinh tạo lớp bảo vệ
  2. Phá hủy cấu trúc bề mặt thủy tinh
  3. Tạo màu sắc cho thủy tinh
  4. Làm thủy tinh bền hơn

Câu 9. Yếu tố nào làm cho bề mặt thủy tinh bị thủy phân và carbonate hóa

  1. Nấm mốc và vi khuẩn
  2. Acid nhẹ
  3. Nước và khí CO2
  4. Nhiệt độ cao

Câu 10. Độ kéo giãn của thủy tinh phụ thuộc vào

  1. Thành phần cấu tạo
  2. Độ dày, độ đồng đều
  3. Tình trạng bề mặt thủy tinh
  4. Tất cả đều đúng

Câu 11. Độ ẩm thích hợp để bảo quản dược liệu là bao nhiêu?

  1. 40-50%
  2. 50-70%
  3. 60-80%
  4. 70-80%

Câu 12. Nguyên tắc bảo quản dược liệu là

  1. Các dược liệu phải được bảo quản trong khu vực riêng, đảm bảo thoáng mát, khô ráo và được thông khí tốt
  2. Dược liệu phải được xếp đặt theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát
  3. Trước khi nhập kho, dược liệu phải được kiểm tra chất lượng về mặt cảm quan và độ ẩm cùng các chỉ tiêu có liên quan
  4. Phải xây dựng và áp dựng hệ thống nhãn theo dõi tình trạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong đó có các loại nhãn khác nhau dành cho biệt trữ
  5. Tất cả đều đúng

Câu 13. Nhiệt độ thích hợp bảo quản dược liệu là bao nhiêu?

  1. 25oC
  2. 24oC
  3. 20oC
  4. 30oC

Câu 14. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình bảo quản dược liệu, ngoại trừ:

  1. Độ ẩm
  2. Nấm mốc
  3. Thời gian nhập kho
  4. Nhiệt độ

Câu 15. Mục đích của việc bảo quản dược liệu:

  1. Nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị giám sút
  2. Giữ dược liệu tránh được các yếu tố thời tiết làm giảm chất lượng
  3. Giữ dược liệu tránh được các yếu tố sâu bọ, nấm mốc gây tác động hoặc cắn phá làm giảm chất lượng, hao hụt hoặc hư hỏng
  4. Tất cả đều đúng

Câu 16. Điều kiện để bảo quản nhiệt độ thích hợp, ngoại trừ:

  1. Có nhà kho đảm bảo đúng yêu cầu
  2. Phải thông thoáng, phải có thiết bị chủ động hạ nhiệt độ
  3. Phải có kế hoạch đảo khô, thông thoáng khi cần thiết
  4. Nhiệt độ thích hợp bảo quản dược liệu là 24oC

Câu 17. Các yêu cầu về thiết kế và xây dựng kho bảo quản, ngoại trừ:

  1. Có trần nhà, mái bằng
  2. Kho vệ sinh, khô ráo, tránh ẩm tốt, tránh ánh sáng mặt trời
  3. Khu vực bảo quản thuốc phải có đủ diện tích để cho phép bảo quản có trật tự; diện tích tối thiểu 10 m2, dung tích tối thiểu 110 m3
  4. Kho thường được xây dựng bằng nguyên liệu chống cháy

Câu 18. Nhiệt độ lại ảnh hưởng đến quá trình bảo quản dược liệu vì:

  1. Nhiệt độ cao làm bay hơi các dược liệu có chứa tinh dầu, làm mất màu các dược liệu có màu, làm đường các chất béo bị phân hủy…
  2. Nhiệt độ cao thì chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân và nó là điều kiện cho nấm mốc, sâu bọ phát triển nhanh làm giảm và làm hỏng chất lượng dược liệu
  3. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn, nhiều hoạt chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân, nấm mốc, sâu bọ cũng sinh sản và phát triển nhanh hơn
  4. Tất cả đều đúng

Câu 19. Đặc điểm chung của dược liệu là, ngoại trừ

  1. Cồng kềnh, khối lượng bảo quản thường lớn
  2. Dễ đóng gói kín và thường dùng các bao bì đóng gói đơn giản
  3. Khó sắp xếp, khó phơi xông sấy, vận chuyển và khó để được lâu
  4. Không có khả năng chống các yếu tố gây hư hỏng

Câu 20. Thời gian bảo quản có ảnh hưởng đến quá trình bảo quản dược liệu không? Vì sao?

  1. Không, vì thời gian bảo quản dược liệu thường là rất dài
  2. Không, vì khi nhập dược liệu đã được kiểm tra và có sự phân loại đối với từng dược liệu thích hợp
  3. Có, vì cũng như các loại hàng hóa khác, dược liệu cũng có tuổi thọ nhất định, mặc dù được bảo quản rất tốt nhưng nếu thời gian bảo quản quá lâu thì dược liệu cũng vẫn bị giảm chất lượng
  4. Có, vì dược liệu có khả năng chống các yếu tố gây hư hỏng
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .