Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA -ĐỀ KIỂM TRA -Chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt và vật lí trị liệu

ĐỀ KIỂM TRA

Trình độ trung cấp

Chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt và vật lí trị liệu

Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm

 

ĐÁP ÁN:

1.Xoa bóp là phương pháp

  1. phòng bệnh và chữa bệnh
  2. giảm nhẹ triệu chứng
  3. chẩn đoán phát hiện bệnh
  4. cần làm cho người bệnh tin tưởng vào thầy thuốc

2.Những chứng bệnh có thể dùng xoa bóp để chữa, NGOẠI TRỪ:

  1. Vẹo cổ cấp
  2. Hạn chế vận động các khớp
  3. Đau ruột thừa cấp
  4. Di chứng bại liệt ở trẻ em

3.Để người bệnh tin tưởng vào phương pháp điều trị của thầy thuốc cần chú ý, NGOẠI TRỪ:

  1. Sức chịu đựng của người bệnh đáp ứng với phương pháp điều trị
  2. Giải thích rõ nguyên nhân bệnh
  3. Chỉ dẫn người bệnh phương pháp tập luyện tại nhà
  4. Hướng dẫn người bệnh tự mua thuốc ở các nhà thuốc gần nhà

4.Theo đông y, xoa bóp có tác dụng, NGOẠI TRỪ

  1. Cân bằng âm dương
  2. Điều hòa khí huyết các tạng phủ
  3. Giảm nhẹ hoặc chữa triệu chứng của một số bệnh
  4. Nâng cao hoạt lực hoạt động của hệ thần kinh

5.Theo YHHĐ, xoa bóp có tác dụng:

  1. Cân bằng âm dương
  2. Điều hòa khí huyết các tạng phủ
  3. Giảm nhẹ hoặc chữa triệu chứng của một số bệnh
  4. Nâng cao hoạt lực hoạt động của hệ thần kinh

6.Vị trí huyệt Giáp xa:

  1. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở lồi cao cơ cắn
  2. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ khóe miệng đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở lồi cao cơ cắn
  3. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 1 thốn về phía góc hàm, huyệt ở phía trước cơ cắn
  4. Từ góc xương hàm dưới đo vào 0,5 thốn, từ khóe miệng đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở phía trước cơ cắn

7.Ở giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của 2 đường kéo từ đỉnh 2 loa tai với mạch đốc là huyệt:

  1. Suất cốc
  2. Tứ thần thông
  3. Bách hội
  4. Á môn

8.Chữa ho hen, viêm tuyến vú, chắp, lẹo là huyệt:

  1. Tâm du
  2. Phong môn
  3. Phế du
  4. Cách du

9.Huyệt Thiên khu có tác dụng chữa:

  1. Đái dầm, di tinh, liệt dương, hạ huyết áp
  2. Cắt cơn đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu, thiếu máu
  3. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, rong kinh, rong huyết
  4. Cơn đau do co thắt đại tràng, đau dạ dày, sa dạ dày

10.Huyệt Trường cường có tác dụng chữa:

  1. Bí đái, đái dầm, viêm bàng quang, giảm thị lực
  2. Rong kinh, rong huyết, doạ xảy, di tinh, đái dầm
  3. Táo bón, viêm đại tràng, phạm phòng, ho hen
  4. Đau lưng, trĩ, ỉa chảy, sa trực tràng, phạm phòng
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .