ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ
Ngành: Pháp Luật Thời gian: 90 phút
(Trình độ trung cấp )
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM
Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)
Hãy chọn một câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi.
Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là:
- Các quan hệ vật chất
- Các quan hệ tài sản
- Các quan hệ nhân thân phi tài sản
- Cả câu b và c
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Các cá nhânđều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sựnhư nhau.
- Tùy vào mức độ nhận thứcmà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.
- Tất cả các nhận định trên
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?
- Trong bất kỳ trường hợp nào thì quyềnnhân thân cũng không được chuyển giao cho người khác.
- Quyên nhân thân là quyền dân sựgắn với mỗi cái nhân.
- Quyền có họ tên là quyền nhân thân.
- Tất cả các nhận đinh trên.
Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là:
- Quyền uy – phục tùng
- Thoả thuận
- Thoả thuận và phương pháp tự định đoạt
- Thoả thuận và mệnh lệnh
Câu 5: Ông B xây dựng nhà lấn chiếm lối đi của khu phố, bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phá bỏ phần lấn chiếm để trả lại lối đi. Đây là biện pháp chế tài:
- Dân sự
- Hình sự
- Hành chính
- Kỷ luật
Câu 6: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được thực hiện theo:
- Theo ý chí của hai bên.
- Theo ý chí của một bên.
- Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định.
- Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch.
Câu 7: Năng lực của chủ thể bao gồm:
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật và năng lực công dân
- Năng lực hành vi và năng lực nhận thức
- Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.
Câu 8: Trong quan hệ mua bán, khách thể là:
- Quyền sở hữu căn nhà của người mua
- Quyền sở hữu số tiền của người bán
- Căn nhà, số tiền
- A và B đúng
Câu 9: Chọn phát biểu sai:
- Phó thủ tướng không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội
- Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra
- Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi
- Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.
Câu 10: Thời hiệu là?
- Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thểtheo điều kiện do luật quy định.
- Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
- Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
- Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.
Câu 11: Chiếm hữu là gì?
- Chiếm hữulà việc chủ thể sử dụng tài sản.
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
- Chiếm hữu là việc chủ thể định đoạt tài sản
Câu 12: Thời điểm mở thừa kế là?
- Là thời điểm người có tài sản vừa chết.
- Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế.
- Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết).
- Là thời điểm khai nhận thừa kế.
Câu 13: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng?
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôicủa người chết.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội.
Câu 14: Người có quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền nào:
- Quyền chiếm hữu
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
- Tất cả các câu trên
Câu 15: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?
- Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
- Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
- Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- Tất cả câu trên đều sai.
Câu 16: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
- Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Là khả năng của cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Là khả năng của cá nhân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Tất cả câu trên đều sai.
Câu 17: Theo Bộ luật Dân sự 2015 “tài sản” được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản là bất động sản.
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
- Tài sản là động sản.
Câu 18: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có các điều kiện nào sau đây?
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 19: Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng những hình thức nào?
- Bằng lời nói.
- Bằng văn bản.
- Bằng hành vi cụ thể.
- Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 20: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 21: Theo Bộ luật Dân sự 2015, bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được xác định như thế nào?
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền hợp pháp bị xâm phạm.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Tất cả phương án đều sai
Câu 22: Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quyền khác đối với tài sản bao gồm các quyền gì?
- Quyền đối với bất động sản liền kề.
- Quyền hưởng dụng.
- Quyền bề mặt.
- Tất cả các quyền trên
Câu 23: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền của người hưởng dụng?
- Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng
- Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định của BLDS; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản
- Cả hai phương án trên đều đúng.
- Cả hai phương án trên đều
Câu 24: Thương nhân là:
- Một tổ chức
- Một pháp nhân
- Một tổ hợp tác.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 25: Những nội dung của việc thực hiện hợp đồng:
- Thực hiện đúng điều khoảng về đối tượng. Thực hiện đúng điều khoảng về chất lượng. Thực hiện đúng điều khoảng về thời gian, địa điểm. Thực hiện đúng điều khoảng về giá cả, phương thức.
- Thực hiện đúng điều khoảng về đối tượng. Thực hiện đúng điều khoảng về phương thức thanh toán. Thực hiện đúng điều khoảng về số lượng, giá cả. Thực hiện đúng điều khoảng về thời gian.
- a,b, đều đúng
- a,b đều sai.
Câu 26: Đối tượng của nghĩa vụ là?
- Là nghĩa vụ phải thực hiện.
- Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
- Là công việc sẽ thực hiện.
- Là chế tàiphải thực hiện.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây là chính xác?
- Pháp nhân có quyền để lại di chúc.
- Pháp nhân có quyền hưởng di sảntheo di chúc.
- Pháp nhân vừa có quyền để lại di sản vừa có quyền hưởng di sản.
- Pháp nhân không có quyền để lại di sản, không có quyền hưởng di sản.
Câu 28: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Bất động sản bao gồm những loại nào?
- Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 29: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự được hiểu như thế nào?
- Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa 2 bên.
- Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự.
- Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 30: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
- Quyền sở hữu có thể bị hạn chế theo thỏa thuận.
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
- Tất cả đều sai.
Câu 31: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào sau đây?
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 32: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thê nào về nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
- Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 33: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
- Cả hai phương án trên đều đúng.
- Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 34: Giá trị tài sản bảo đảm được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
- Cả hai phương án trên đều đúng
- Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 35: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
- Tài sản cầm cố được cho thuê.
- Tài sản cầm cố đã được xử lý.
- Tài sản cầm cố được cho mượn
- Tất cả đều sai.
Câu 36: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề?
- Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
- Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo di chúc.
- Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận.
- Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 37: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền bề mặt?
- Quyền bề mặt là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với bề mặt của tài sản.
- Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
- Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với khoảng không gian trên mặt đất.
- Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 38: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể nào phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra?
- Chủ sở hữu.
- Người được giao quản lý.
- Người chiếm hữu.
- Tất cả phương án trên.
Câu 39: Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015?
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Cả hai phương án trên đều đúng.
- Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 40: Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân sự?
- Quyết định xử phạt hành chính.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Yêu cầu cải chính.
- Cả B và C.
—————HẾT——————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
DUYỆT ĐỀ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)