Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT-Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN:  Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

   Ngành: Y Học Cổ Truyền                                                  Thời gian: 15 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·         Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 10 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

1.Bệnh nhân thích xoa bóp ấn nắn gặp trong:

  1. Hư chứng
  2. Thực chứng
  3. Biểu chứng
  4. Dương chứng

2.Mạch vô lực là:

  1. Ấn nhẹ tay xuống mạch không còn đập
  2. Ấn nhẹ tay xuống mạch vẫn còn đập
  3. Ấn mạnh tay xuống cảm giác mạch không còn đập
  4. Ấn vừa tay xuống mạch không còn đập

3.Chọn 1 phương pháp tốt nhất để chăm sóc trường hợp bệnh nhân bị đau lưng, tuổi cao, mỏi gối, hay đi tiểu đêm, yếu sợ lạnh:

  1. Phép Bổ
  2. Bổ Dương
  3. Phép Tiêu
  4. Bổ Âm

4.Khi dùng thuốc giải Biểu cần lưu ý:

  1. Không sắc thuốc lâu
  2. Không dùng liều quá cao làm ra mồ hôi nhiều
  3. Thận trong cho người cơ thể hư nhược, trẻ em, người già, phụ nữ có thai
  4.  Tất cả đều đúng

5.Thuốc Bổ khí là thuốc:

  1. kiện tỳ, bổ phế
  2. bổ tỳ, kiện tỳ
  3. bổ phế, kiện phế
  4. kiện phế, bổ tỳ

6.Khi dùng thuốc hành khí nếu có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với thuốc:

  1. Thanh nhiệt tả hỏa
  2. Ôn trung trừ hàn
  3. Tả hỏa giải độc
  4. Kiện tỳ chi tà

7.Phép Hãn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây?

  1. Làm cho ra mồ hôi, chỉ dùng khi các bệnh cảm mạo tấu Lý vít lại
  2. Chỉ dùng khi Biểu tà chưa giải, Lý nhiệt còn đang thịnh
  3. Không nên dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, mất máu…
  4. Khi tà đã nhập Lý, cần dùng liều cao để hạ sốt

8.Phép Thổ KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây?

  1. Làm cho nôn ra
  2. Chỉ dùng khi chất độc, thức ăn còn ở trong dạ dày
  3. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ sau khi sinh
  4. Có thể kích thích họng gây nôn hoặc rửa dạ dày khi cần thiết

9.Phép Hạ bao gồm các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:

  1. Là phương pháp làm cho đi tả
  2. Phụ nữ sau sinh táo bón dùng phương pháp công hạ
  3. Chỉ dịnh trong trường hợp thực tích đại tràng thực nhiệt táo kết
  4. Phương pháp nhuận hạ dùng trong trường hợp táo kết nhẹ

10.Đặc điểm của phép Ôn, NGOẠI TRỪ:

  1. Làm ấm cơ thể
  2. Dùng thuốc có vị cay, tính ôn nhiệt để trừ hàn tà
  3. Chỉ dùng khi bệnh còn ở Biểu, không dùng khi bệnh đã vào Lý
  4. Có nhóm tân ôn giải biểu, ôn trung trừ hàn, hồi dương cứu ngịch

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .